KẾ HOẠCH Triển khai, thực hiện “Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử, phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030” tại Trường TH Tân phú
Thực hiện Kế hoạch số 51/KH-UBND ngày 01/3/2022 của UBND tỉnh về việc
triển khai thực hiện Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác
thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm
2030 (sau đây gọi tắt là Đề án 06/CP); Kế hoạch số 3734/KH-SGDĐT ngày
02/12/2022 của Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) về việc triển khai thực hiện “Đề án
phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển
đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030” ngành GDĐT tỉnh
Bình Phước (gọi tắt là Kế hoạch 3734/KH-SGDĐT); Kế hoạch số 63/KH-TCTTKĐA
ngày 28/02/2025 của Tổ công tác triển khai Đề án 06/CP tỉnh về triển khai, thực hiện
Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ
chuyển đổi số quốc gia năm 2025.
Thực hiện kế hoạch số 853/KH-SGDĐT ngày 13/3/2025 của Sở GD&ĐT về
triển khai, thực hiện “Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác
thực điện tử, phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm
2030” ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Phước năm 2025.
Thực hiện Kế hoạch số 41/KH-PGDĐT ngày 20/3/2025 v/v Triển khai, thực
hiện “Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử,
phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030”
ngành Giáo dục và Đào tạo Đồng Phú.
Trường TH Tân Phú xây dựng kế hoạch triển khai, thực hiện Đề án 06/CP
ngành GDĐT năm 2025 cụ thể như sau:
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Đảm bảo triển khai đồng bộ, thống nhất, hiệu quả các nội dung của Đề án
06/CP trong lĩnh vực GDĐT theo chỉ đạo của Chính phủ, UBND tỉnh, Sở GD&ĐT
2. Đảm bảo tính chính xác, minh bạch trong quản lý dữ liệu về học sinh, công
chức, viên chức và người lao động trong ngành, hướng đến việc hoàn thiện hệ thống
cơ sở dữ liệu ngành giáo dục, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, hỗ trợ đổi mới
phương thức giảng dạy, cải thiện chất lượng giáo dục thông qua việc áp dụng công
nghệ số vào các hoạt động quản lý, dạy và học.
3. Triển khai học bạ số 100% học sinh tiểu học theo mô hình kỹ thuật đã được
điều chỉnh phải cập nhật, bổ sung theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại chỉ định
số 04/CT-TTg; Nâng cao hiệu quả thực hiện cải cách thủ tục hành chính liên quan
đến học bạ số, giảm áp lực cho giáo viên và cán bộ quản lý về hồ sơ sổ sách, nghiệp
vụ chuyên môn.
4. Hoàn thành việc thu thập, hoàn chỉnh thông tin định danh cá nhân của người
học, công chức, viên chức, người lao động (thuộc các bậc học từ mầm non tới lớp
12) trên cơ sở dữ liệu ngành GDĐT tại địa chỉ https://csdl.moet.gov.vn/. Đảm bảo
100% hồ sơ người học, công chức, viên chức, người lao động được xác thực và đồng
bộ với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư (CSDLQGvDC).
5. 100% cán bộ, công chức, viên chức và người lao động (CBCCVCNLĐ)
trong toàn ngành sử dụng tài khoản định danh điện tử (ĐDĐT) mức độ 2 và tích hợp
giấy tờ trên ứng dụng VNeID để giảm thủ tục hành chính, nâng cao hiệu suất làm
việc của cơ quan nhà nước.
6. 100% học sinh trên địa bàn tỉnh từ lớp 1 đến lớp 12 được tạo lập học bạ số
trong năm học 2024-2025 và chuyển về cơ sở dữ liệu học bạ số của Bộ GDĐT.
7. Tăng cường tính trách nhiệm và đánh giá hiệu quả công việc của người
đứng đầu trong việc triển khai thực hiện Đề án 06/CP.
8. Thực hiện tốt công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ,
giáo viên, nhân viên và học sinh về lợi ích của chuyển đổi số, từ đó tạo sự đồng thuận
và chủ động tham gia của toàn ngành.
9. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới nội dung, phương
pháp dạy, học, thi và kiểm tra đánh giá, quản lý giáo dục, quản trị nhà trường; áp
dụng dạy, học trực tuyến; phát triển kho học liệu số toàn Ngành, ngân hàng câu hỏi
trực tuyến dùng chung, kho bài giảng e-learning dùng chung.
10. Phát triển các hệ thống đào tạo trực tuyến về trên nền tảng số cho phép kết
nối những người có nhu cầu học tập mọi lúc mọi nơi phù hợp với mọi đối tượng đáp
ứng nhu cầu học tập để phát triển kinh tế số và xã hội số.
II. Nhiệm vụ và giải pháp
1. Thu thập, hoàn chỉnh thông tin định danh cá nhân của người học, công
chức, viên chức, người lao động trên CSDL ngành GDĐT
Rà soát, thu thập và cập nhật đầy đủ thông tin định danh của học sinh, giáo
viên, nhân viên trên CSDL tại địa chỉ: https://bit.ly/ĐDCSDL. Đối với các trường
hợp thông tin còn thiếu hoặc chưa được xác thực, đơn vị phải phối hợp chặt chẽ với
Công an địa phương để bổ sung và điều chỉnh kịp thời. Thời gian hoàn thành trước
ngày 31/5/2025.
3
Tiếp tục triển khai có hiệu quả phần mềm thống kê giáo dục và quản lý trường
học trên cơ sở dữ liệu giáo dục và đào tạo tại đáp ứng yêu cầu của Thông tư số
42/2021/TT-BGDĐT ngày 30/12/2021 Thông tư Quy định về cơ sở dữ liệu giáo dục
và đào tạo và các văn bản hướng dẫn chỉ đạo khác của Bộ, Sở Giáo dục và Đào tạo.
2. Đăng ký kích hoạt tài khoản định danh điện tử mức độ 2, tích hợp giấy
tờ trên ứng dụng VNeID
Tất cả CBCCVCNLĐ trong toàn trường phải thực hiện nghiêm túc việc đăng
ký tài khoản ĐDĐT mức độ 2 và tích hợp giấy tờ trên VNeID theo Kế hoạch 728/KH-
SGDĐT ngày 06/3/2025 của Sở GDĐT. Thủ trưởng đơn vị có trách nhiệm phối
hợp tốt với cơ quan Công an tại địa phương để triển khai thực hiện.
Triển khai thí điểm học bạ số 100% triển khai thí điểm học bạ số theo các kế
hoạch, văn bản hướng dẫn của Bộ GDĐT, Sở GDĐT; chuẩn bị đầy đủ các điều
kiện về hạ tầng công nghệ thông tin, nhân lực triển khai, bảo mật thông tin, tuân thủ
theo quy định của Bộ GDĐT.
Trong thời gian thí điểm, các cơ sở giáo dục tiếp tục sử dụng học bạ giấy song
song với học bạ số để đảm bảo tính chuyển tiếp và hỗ trợ học sinh, cha mẹ học sinh
làm quen với hình thức quản lý mới.
3. Triển khai thực hiện Dịch vụ công trực tuyến
100% CBCCVCNLĐ thực hiện dịch vụ công trực tuyến, giúp giảm tải công
việc hành chính, tối ưu hóa thời gian giải quyết thủ tục cho người dân. Đồng thời,
tăng cường công tác tuyên truyền để học sinh, cha mẹ học sinh hiểu rõ và chủ động
sử dụng dịch vụ công trực tuyến.
Tiếp tục triển khai đồng bộ, hiệu quả ứng dụng chữ ký số chuyên dùng trong
xử lý công việc trên môi trường mạng và dịch vụ công trực tuyến (DVCTT).
Tăng cường đầu tư nâng cấp, bổ sung các trang thiết bị công nghệ thông tin
cần thiết đảm bảo đáp ứng yêu cầu phục vụ người dân; đẩy mạnh ứng dụng dữ liệu
dân cư, định danh và xác thực điện tử để cung cấp DVCTT.
Triển khai và phát triển hệ thống quản lý, dạy học, đánh giá trực tuyến (LMS)
và (CLMS).
4. Đăng ký làm thẻ căn cước cho học sinh
Thường xuyên chỉ đạo rà soát, lập danh sách những học sinh đăng ký làm
thẻ căn cước, phối hợp với gia đình và Công an địa phương để thực hiện thủ tục
đăng ký cho các em.
Trong đó, đặc biệt lưu ý về xác thực thông tin định danh công dân để đăng ký
dự thi trực tuyến theo quy định của Bộ GDĐT.
5. Thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt
4
Tiếp tục triển khai thanh toán không dùng tiền mặt thông qua các nền tảng
thanh toán trực tuyến, hạn chế sử dụng tiền mặt để đảm bảo minh bạch trong quản
lý tài chính tại địa chỉ: https:/bit.ly/3083TTKDTM
Tiếp tục chỉ đạo tuyên truyền, tổ chức các buổi hướng dẫn, hỗ trợ cha mẹ học
sinh và học sinh thực hiện các phương thức thanh toán điện tử. Đồng thời chỉ đạo
theo dõi, kiểm tra và giám sát chặt chẽ việc hạch toán thu chi theo đúng quy định
pháp luật.
6. Thực hiện các quy định liên quan đến bãi bỏ Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú
giấy
Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền tới CBCCVCNLĐ thực hiện nghiêm túc các
quy định về việc không yêu cầu nộp hoặc xuất trình sổ hộ khẩu (STK), sổ tạm trú
(STT) giấy ngoài các thành phần hồ sơ theo quy định khi thực hiện các TTHC, DVC
trong lĩnh vực giáo dục.
Tự kiểm tra, kiểm tra việc hướng dẫn, triển khai tổ chức thực hiện các TTHC
bảo đảm đúng quy định, nghiêm cấm yêu cầu cung cấp các hồ sơ, giấy tờ trái quy
định, hướng dẫn của ngành. Sở GDĐT, Phòng GDĐT, không để xảy ra tình trạng
gây khó khăn, phiền hà cho người dân, cha mẹ học sinh khi tham gia thực hiện các
TTHC và DVC thuộc lĩnh vực GDĐT.
7. Tiếp tục triển khai giảng dạy 05 kỹ năng số cơ bản cho học sinh
Căn cứ các văn bản hướng dẫn đơn vị tổ chức hệ thống hóa tài liệu để triển
khai cho 100% giáo viên tìm hiểu và thực hành sử dụng thành thạo Xem chi tiết
hướng dẫn tại địa chỉ: https:/bit.ly/3083TTKDTM.
Xây dựng kế hoạch, chương trình giảng dạy 05 nội dung kỹ năng số cơ bản,
lồng ghép vào chương trình học tập chính khóa hoặc hoạt động ngoại khóa, phù hợp
với từng cấp học (triển khai giảng dạy kỹ năng số dưới hình thức chuyên đề, hoạt
động thực hành hoặc lồng ghép vào các môn học có liên quan).
Chủ động hướng dẫn học sinh thực hành trực tiếp trên các ứng dụng công
nghệ, đặc biệt là việc sử dụng tài khoản định danh điện tử, tích hợp giấy tờ vào ứng
dụng VNeID; phối hợp với cha mẹ học sinh để đảm bảo học sinh có môi trường
thực hành phù hợp, nâng cao ý thức sử dụng công nghệ số một cách an toàn, hiệu
quả.
8. Đảm bảo an toàn an ninh thông tin
Tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm tăng cường đảm bảo an toàn, an ninh
mạng trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức về an toàn, an ninh
mạng gắn với tổ chức triển khai các nhiệm vụ đã xác định tại Kế hoạch số 1692/KH-
SGDĐT ngày 20/6/2022 của Sở GDĐT, các văn bản hướng dẫn về chuyển đổi số
hàng năm của Sở GDĐT, phòng GDĐT và các văn bản chỉ đạo riêng về an toàn, an
5
ninh mạng.
Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức
cho CBCCVCNLĐ về bảo đảm an ninh mạng, an toàn thông tin mạng, nhất là bảo
vệ dữ liệu cá nhân và phòng, chống lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng.
Thủ trưởng các đơn vị chịu trách nhiệm trong việc chỉ đạo đảm bảo an toàn,
an ninh thông tin cơ sở dữ liệu tại đơn vị. Trong đó, giao nhiệm vụ và tính trách
nhiệm của người được cấp tài khoản người dùng và quản trị viên cơ sở dữ liệu
ngành giáo dục.
Chủ động lồng ghép nội dung giáo dục, phổ biến, tuyên truyền về công tác
bảo đảm an toàn, an ninh mạng trong các hoạt động chuyên môn, ngoại khóa bảo
đảm thiết thực, hiệu quả; các nội dung, chương trình triển khai phổ cập kỹ năng số,
kỹ năng an toàn thông tin.
Thực hiện kiểm tra đánh giá định kỳ an toàn thông tin cho hệ thống thông tin
theo quy định và hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông.
III. Kinh phí thực hiện - Nguồn vốn ngân sách hỗ trợ thực hiện các chương trình, nhiệm vụ (nếu có) - Nguồn ngân sách địa phương thực hiện theo phân cấp quản lý ngân sách.(nếu có)
IV. Tổ chức thực hiện
1. Xây dựng kế hoạch, chương trình thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp nêu trên
có trách nhiệm và hiệu quả.
2.Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ, giáo viên, nhân viên về ứng dụng
CNTT, chuyển đổi số. Quán triệt nhiệm vụ ứng dụng CNTT, chuyển đổi số tới cán
bộ, giáo viên, nhân viên trong đơn vị, chủ động cập nhận kiến thức, nội dung văn bản
chỉ đạo, triển khai và quản lý các phần mềm, công cụ, tài nguyên số của đơn vị.
Trên đây là Kế hoạch Triển khai, thực hiện “Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu
về dân cư, định danh và xác thực điện tử, phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn
2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030” Trường TH Tân Phú../.