Nguyễn Thị Tú Uyên
CHUYÊN ĐỀ HỌC VẦN LỚP 1

LÍ THUYẾT CHUYÊN ĐỀ HỌC VẦN LỚP 1



I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

            Ở lớp 1, môn học vần có vai trò hết sức quan trọng, nó hỗ trợ đắc lực cho việc học tập môn Tiếng Việt và các môn học khác trong chương trình. Các em vừa biết thể hiện nội dung bài học vừa hình thành và phát triển các phẩm chất tốt qua môn học vần.

          Do đó, muốn dạy tốt môn học vần, chúng ta cần nắm vững mục đích, yêu cầu của môn học vần.

          - Giúp học sinh đọc, viết thành thạo các âm vần mới cung cấp.

          - Học sinh đọc, viết được tiếng từ khóa.

          - Học sinh đọc, viết được câu ứng dụng.

          - Giúp học sinh phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề nhất định, có nội dung gần gũi với cuộc sống xug quanh các em.

          - Giáo dục cho học sinh một số phẩm chất tốt như: tính chính xác, tính cẩn thận, tỉ mỉ, chu đáo, tính kỷ luật, tự tin, mạnh dạn.

         - Bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt.

II. PHƯƠNG PHÁP:

            Để dạy môn học vần đạt hiệu quả, giáo viên cần phải biết sử dụng linh hoạt đúng lúc, đúng chỗ các phương pháp, các hình thức tổ chức dạy học khác nhau. Việc sử dụng các phương pháp, các hình thức tổ chức dạy học cần theo phương hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh, tăng cường luyện tập, thực hành để phát triển kỹ năng nói, đọc, viết nhằm nhanh chóng đạt được yêu cầu: đọc trơn tiếng, từ ngữ, viết đúng mẫu chữ, tiến tới viết đẹp và nhanh dần.

          Những phương pháp được đặc biệt chú ý khi dạy môn học vần là phân tích (đánh vần), tổng hợp(đọc trơn), miêu tả, giảng giải, đồ dùng trực quan, hỏi đáp. Rèn luyện theo mẫu, thực hành giao tiếp, trò chơi học tập.

          Khi tổ chức tiết dạy, giáo viên cần lựa chọn các phương pháp và hình thức tổ chức học tập phù hợp với đối tượng học sinh.

III. MỘT SỐ YÊU CẦU ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN KHI DẠY HỌC VẦN:

              - Giáo viên cần nắm vững nội dung, phương pháp khi dạy bài học vần.

                - Giáo viên cần phát âm chuẩn, giọng đọc dễ nghe.

              - Đảm bảo các quy định về kỹ thuật viết chữ và cách trình bày bài viết.
             - Giáo viên cần có tính cẩn thận, tỉ mỉ để nêu gương cho học sinh và cần có tính kiên trì trong quá trình chỉ dẫn cho học sinh.

               - Cần sử dụng và phát huy hiệu quả của đồ dùng dạy học trong tiết dạy.

IV. QUY TRÌNH PHẦN MÔN HỌC VẦN:

1. Ổn định tổ chức:

           Đối với học sinh lớp 1, các em rất hiếu động nên vào lớp Giáo viên cần ổn định ngay khâu trật tự.

2. Kiểm tra bài cũ:

           - Học sinh đọc, viết các âm, vần, tiếng, từ ngữ, câu ứng dụng ở bài trước .

            - Tùy trình độ học sinh, giáo viên có thể đưa ra yêu cầu mở rộng hoặc nâng cao hơn.

3. Dạy và học bài mới:

           a. Giới thiệu bài:

           Giới thiệu trực tiếp âm, vần mới.

           b. Dạy âm, vần mới:     

TIẾT 1

          - Phát âm, nhận diện âm, vần mới -> ghép âm, vần.

          - Học sinh ghép tiếng, từ khóa, đánh vần đọc trơn tiếng, từ khóa.

          - Hướng dẫn học sinh đọc từ ứng dụng, hướng dẫn hiểu nghĩa từ.

          - Hướng dẫn học sinh viết bảng con chữ ghi âm, vần, từ khóa.

        - Trò chơi chuyển tiếp: đọc lại bài, ghép tiếng từ có âm, vần mới học.

TIẾT 2

          - Luyện đọc:

          + Đọc âm, vần, từ ngữ ứng dụng trên bảng lớp.

          + Đọc câu ứng dụng.

          + Đọc bài trong sách giáo khoa.

          - Luyện viết:

          + Viết chữ ghi âm, vần, từ ngữ ứng dụng vào vở tập viết.

          - Luyện nghe, nói:

           + Nói theo chủ đề bài học, chú ýcác tiếng, từ ngữ có âm, vần mới học, từ đó mở rộng sử dụng các từ ngữ có âm, vần chưa học.

4. Củng cố, dặn dò:

- Cho học sinh đọc lại bài trên bảng hoặc sách giáo khoa.

- Thi tìm tiếng có âm, vần mới học viết lên bảng con hoặc ghép bằng chữ mẫu.

- Dặn học sinh ôn lại bài và chuẩn bị bài sau.

- Nhận xét tiết học.

LÍ THUYẾT CHUYÊN ĐỀ HỌC VẦN LỚP 1



I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

            Ở lớp 1, môn học vần có vai trò hết sức quan trọng, nó hỗ trợ đắc lực cho việc học tập môn Tiếng Việt và các môn học khác trong chương trình. Các em vừa biết thể hiện nội dung bài học vừa hình thành và phát triển các phẩm chất tốt qua môn học vần.

          Do đó, muốn dạy tốt môn học vần, chúng ta cần nắm vững mục đích, yêu cầu của môn học vần.

          - Giúp học sinh đọc, viết thành thạo các âm vần mới cung cấp.

          - Học sinh đọc, viết được tiếng từ khóa.

          - Học sinh đọc, viết được câu ứng dụng.

          - Giúp học sinh phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề nhất định, cónội dung gần gũi với cuộc sống xug quanh các em.

          - Giáo dục cho học sinh một số phẩm chất tốt như: tính chính xác, tính cẩn thận, tỉ mỉ, chu đáo, tính kỷ luật, tự tin, mạnh dạn.

         - Bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt.

II. PHƯƠNG PHÁP:

            Để dạy môn học vần đạt hiệu quả, giáo viên cần phải biết sử dụng linh hoạt đúng lúc, đúng chỗ các phương pháp, các hình thức tổ chức dạy học khác nhau. Việc sử dụng các phương pháp, các hình thức tổ chức dạy học cần theo phương hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh, tăng cường luyện tập, thực hành để phát triển kỹ năng nói, đọc, viết nhằm nhanh chóng đạt được yêu cầu: đọc trơn tiếng, từ ngữ, viết đúng mẫu chữ, tiến tới viết đẹp và nhanh dần.

          Những phương pháp được đặc biệt chú ý khi dạy môn học vần là phân tích (đánh vần), tổng hợp(đọc trơn), miêu tả, giảng giải, đồ dùng trực quan, hỏi đáp. Rèn luyện theo mẫu, thực hành giao tiếp, trò chơi học tập.

          Khi tổ chức tiết dạy, giáo viên cần lựa chọn các phương pháp và hình thức tổ chức học tập phù hợp với đối tượng học sinh.

III. MỘT SỐ YÊU CẦU ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN KHI DẠY HỌC VẦN:

              - Giáo viên cần nắm vững nội dung, phương pháp khi dạy bài học vần.

                - Giáo viên cần phát âm chuẩn, giọng đọc dễ nghe.

              - Đảm bảo các quy định về kỹ thuật viết chữ và cách trình bày bài viết.
             - Giáo viên cần có tính cẩn thận, tỉ mỉ để nêu gương cho học sinh và cần có tính kiên trì trong quá trình chỉ dẫn cho học sinh.

               - Cần sử dụng và phát huy hiệu quả của đồ dùng dạy học trong tiết dạy.

IV. QUY TRÌNH PHẦN MÔN HỌC VẦN:

1. Ổn định tổ chức:

           Đối với học sinh lớp 1, các em rất hiếu động nên vào lớp Giáo viên cần ổn định ngay khâu trật tự.

2. Kiểm tra bài cũ:

           - Học sinh đọc, viết các âm, vần, tiếng, từ ngữ, câu ứng dụng ở bài trước .

            - Tùy trình độ học sinh, giáo viên có thể đưa ra yêu cầu mở rộng hoặc nâng cao hơn.

3. Dạy và học bài mới:

           a. Giới thiệu bài:

           Giới thiệu trực tiếp âm, vần mới.

           b. Dạy âm, vần mới:     

TIẾT 1

          - Phát âm, nhận diện âm, vần mới -> ghép âm, vần.

          - Học sinh ghép tiếng, từ khóa, đánh vần đọc trơn tiếng, từ khóa.

          - Hướng dẫn học sinh đọc từ ứng dụng, hướng dẫn hiểu nghĩa từ.

          - Hướng dẫn học sinh viết bảng con chữ ghi âm, vần, từ khóa.

        - Trò chơi chuyển tiếp: đọc lại bài, ghép tiếng từ có âm, vần mới học.

TIẾT 2

          - Luyện đọc:

          + Đọc âm, vần, từ ngữ ứng dụng trên bảng lớp.

          + Đọc câu ứng dụng.

          + Đọc bài trong sách giáo khoa.

          - Luyện viết:

          + Viết chữ ghi âm, vần, từ ngữ ứng dụng vào vở tập viết.

          - Luyện nghe, nói:

           + Nói theo chủ đề bài học, chú ýcác tiếng, từ ngữ có âm, vần mới học, từ đó mở rộng sử dụng các từ ngữ có âm, vần chưa học.

4. Củng cố, dặn dò:

- Cho học sinh đọc lại bài trên bảng hoặc sách giáo khoa.

- Thi tìm tiếng có âm, vần mới học viết lên bảng con hoặc ghép bằng chữ mẫu.

- Dặn học sinh ôn lại bài và chuẩn bị bài sau.

- Nhận xét tiết học.

Tin liên quan
Tin Mới
Thống kê truy cập
  • Đang online: 9
  • Hôm nay: 585
  • Trong tuần: 1 704
  • Tất cả: 224683
   

TRƯỜNG TIỂU HỌC TÂN PHÚ

Địa chỉ : TT Tân Phú, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước

Điện thoại: 0271 3832 649

Chịu trách nhiệm : Phó hiệu trưởng - Mai Thị Ngà

Thiết kế bởi VNPT Bình Phước